Kỹ thuật cắt, mài pha lê

Nếu như đã xem qua bài viết về sự khác nhau giữa thủy tinh và pha lê, có thể bạn bạn sẽ thấy thú vị về những kỹ thuật cắt, mài pha lê để tạo càng nhiều mặt cắt trên pha lê càng tốt mà vẫn đảm bảo sự tinh tế, chất lượng vết cắt và vẻ đẹp hoàn hảo của pha lê.

Trước khi hiểu về các kỹ thuật cắt, mài; Chúng ta cần phân biệt những loại pha lê được định hình bằng những phương pháp khác nhau. Theo những sản phẩm TTD đã từng tiếp cận, chúng tôi chia thành 2 loại:

  1. Pha lê công nghiệp được đúc trong khuôn theo hình dáng nhất định. Đây là loại giá trị thấp; Điểm nhận dạng pha lê này là cá hạt có kích thước đồng đều. Các cạnh không sắc xảo. Vì là sản xuất công nghiệp nên giá trị không cao.
  2. Pha lê thủ công bằng kỹ thuật nung; thổi và tạo hình bằng các phương pháp/ kỹ thuật truyền thống (tương tự như cách thổi thủy tinh, nhưng ở nhiệt độ cao hơn và phức tạp hơn). Thường thấy ở các sản phẩm nghệ thuật, trang trí.

Vậy kỹ thuật cắt, mài pha lê được áp dụng trong những trường hợp nào?

Đầu tiên, kỹ thuật mài được sử dụng để tạo nên các hoạt tiết trên bề mặt giúp tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm như bình hoa, ly, tách và một số chi tiết trên các sản phẩm bằng pha lê như đèn chùm.

Ví dụ như họa tiết như hình quả trám được cắt, mài thủ công tạo nên danh tiếng đặc trưng cho các sản phẩm pha lê của Baccarat – Pháp.

Tiếp theo, kỹ thuật cắt, mài còn được áp dụng để xử lý bề mặt các hạt pha lê để tạo hình các hạt pha lê dạng OCTAGON, BALLS & PRISMS, DROPS, ROUNDS, OVALS, ALMONDS…

  • Nguyên liệu thô được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất là tinh thể thủy tinh chất lượng cao với độ trong suốt và khúc xạ ánh sáng tuyệt vời. Sản xuất thủ công là một quy trình sử dụng nhiều lao động lâu dài.
  • Thủy tinh tinh thể được nung nóng trong lò, nguyên liệu thô trong suốt hoặc đủ màu tan chảy. Được đúc dưới áp suất cao trong khuôn kim loại.
  • Một bán thành phẩm với hình dạng của sản phẩm cuối cùng được hình thành. Sau đó, để nguội đi và cứng lại.
  • Được cắt thủ công bởi bàn tay của nghệ nhân bậc thầy. Trong nhiều bước khác nhau, các mặt và các cạnh sẽ bị cắt cho đến khi ánh sáng tới phân tách thành các màu quang phổ. Đánh bóng thêm sáng chói cuối cùng.
  • Quá trình sản xuất máy được thực hiện bằng các máy cắt có độ chính xác cao. Sau đó, tinh thể đã hoàn thiện sẽ được phủ một lớp oxit kim loại trong chân không để có được màu sắc của lớp phủ.
    #Nguồn: Scholer

Trên là quá trình được mô tả để tạo ra một hạt pha lê thường thấy ở các sản phẩm của Scholer.

Tùy theo mỗi hãng sản xuất mà có tên gọi cho các sản phẩm khác nhau. Một số thương hiệu sản xuất hạt pha lê bằng phương pháp mài, cắt thủ công danh tiếng như: Swarovski – Áo, Presiosa – Cộng hòa Séc , Scholer – Áo.

Các hình dáng hoàn thiện của pha lê sau khi được cắt

Theo đó, chính do quy trình tạo ra và chất lượng nguyên liệu và tay nghề các nghệ nhân là những yếu tố quyết định đến chất lượng và giá trị của pha lê.